Chia sẽ hôm nay - Nhận lại ngày mai

CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

Ngày mai không xa

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Nút giao Ngã ba Huế

Tên dự án:Nút giao Ngã ba Huế – TP Đà Nẵng
Chủ đầu tư: UBND TP Đà Nẵng
Ngân sách dự án: 2051 tỷ đồng
Thời gian thực hiện : Khánh thành 29/3/2015
Vị trí dự án: Phía Tây-Bắc thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI) và TRICC
Đơn vị thi công: Cienco 1
Đơn vị giám sát thi công: Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC
MÔ TẢ DỰ ÁN

Nút giao thông ngã ba Huế là nút giao lập thể gồm 3 tầng: Tầng  mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; tầng 2 là cầu vượt vòng xuyến tròn trên cao với 4 nhánh rẽ; tầng 3 là cầu vượt nhịp dây văng cùng với các nhịp cầu dẫn cho hướng ưu tiên từ Huế vào Trung tâm thành phố và ngược lại.
Tầng 1  mặt đất được bố trí đường ô tô rộng 7,0m với 2 làn xe chạy và đường gom rộng 5,5m ở các nhánh không giao cắt với đường sắt để phục vụ giao thông đi lại theo hướng từ đường Tôn Đức Thắng về hướng Tây Bắc và ngược lại; hướng từ đường Điện Biên Phủ về đường Trường Chinh và ngược lại; tầng mặt đất còn có cầu đi bộ vượt qua đường sắt (dành cho người đi bộ và xe đạp). Ngoài ra tầng mặt đất được thiết kế cảnh quan cây xanh để tô điểm cho vẻ đẹp của nút.
Tầng 2 là cầu vòng xuyến gồm:  vòng xuyến và 4 nhánh cầu dẫn nối tầng mặt đất với vòng xuyến tầng 2. Cầu vòng xuyến có bề rộng cầu là 15m; đường kính ngoài 150m; gồm 3 làn xe chạy (xe cơ giới lưu thông 2 làn trong, xe thô sơ lưu thông lưu thông làn ngoài cùng) với tốc độ thiết kế 40 Km/h; các cầu nhánh dẫn có bề rộng B=8,0m.
Sơ đồ cầu vòng xuyến: Vòng xuyến được chia thành 4 liên với các sơ đồ dầm cong liên tục: Liên 1 (30m+32,7m+2x30m) + Liên 2 (3x30m) +   Liên 3 (3x30m) + Liên 4 (4x30m).
Các cầu dẫn từ mặt đất nối vào vòng xuyến tầng 2 là các dầm cong liên tục. Sơ đồ nhịp như sau:
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Tôn Đức Thắng: (3x35m) x 2 bên;
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Điện Biên Phủ: (2x35m+30m) x 2 bên;
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Trường Chinh: (30m+30m) x 2 bên;
+ Cầu dẫn nhánh phía đường trục I Tây Bắc: nhánh N2-2: (30m+2×35)m; Nhánh N2-1: (30,56m+2x35m).
Kết cấu các nhịp cầu tầng 2 là dầm bản rỗng BTCT DƯL 45MPa liên tục có chiều cao dầm 1,45m, mố, trụ BTCT trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m.
Độ dốc dọc tối đa: i=5%.
Tầng 3 là cầu dây văng cùng với hệ thống cầu dẫn có bề rộng cầu 19,8m (phần nhịp dây văng) và 17m (phần cầu dẫn), tốc độ thiết kế 60Km/h gồm 4 làn xe chạy. Mỗi hướng xe chạy gồm 2 làn xe cho phép tất cả các loại phương tiện xe cơ giới lưu thông qua cầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Điện Biên Phủ và ngược lại. Độ dốc dọc tối đa i=5%.
Sơ đồ nhịp cầu gồm liên cầu dẫn 1 (2×30+2×35+30)m+ nhịp dây văng một tháp (2×90)m+ liên cầu dẫn 2 (30+35+5×30)m. Liên cầu dẫn 1 và  2 là các dầm bản rỗng BTCT DƯL 45MPa liên tục có chiều cao dầm 1,45m. Mố, trụ cầu dẫn bằng BTCT trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m.
Nhịp chính là cầu dây văng, kết cấu BTCT dự ứng lực 50MPa với tổng chiều dài 180m.
Dầm chủ  bằng BTCT ứng suất trước 50MPa  kiểu chữ P. Chiều cao dầm 1.80m (tại tim), 1.60m (tại mép), bản mặt cầu dày 0.25m, khoảng cách điển hình giữa các dầm ngang là 3.6m. Hệ cáp văng dùng bó các tao song song mỗi bó gồm nhiều tao, đường kính một tao 15.2mm. Cáp văng mạ kẽm và bọc nhựa để chống rỉ. Các tao cáp được đặt trong ống HDPE bảo vệ. Khoảng cách điển hình giữa các cáp văng là 7.2m.
Dầm chủ được thi công đúc tại chỗ trên đà giáo từ tháp ra 2 phía.
Trụ tháp có hình dạng Parabol bằng BTCT, chiều cao tháp tính từ đỉnh bệ 61,255m.
Phần thân tháp từ cao độ mặt cầu lên trên mặt cắt hộp rỗng kích thước 2.5×3.8m có thang kiểm tra trong lòng hộp. Phần thân tháp phía dưới còn lại cấu tạo mặt cắt đặc, bề rộng mặt cắt không đổi dày 2.5m, chiều cao mặt cắt thay đổi từ 3.8 đến 4.4m. Thân tháp được thi công bằng ván khuôn trượt, chiều cao điển hình mỗi đốt đúc là 4m.
Bệ móng tháp bằng BTCT trên nền cọc khoan nhồi D2m.
Trụ neo bằng BTCT dạng trụ 2 cột, móng trên nền cọc D1.2m. Thân cột kích thước 2.6×2.6m. Để chịu lực nhổ tại mỗi trụ neo có bố trí 2 bó cáp chịu nhổ. Bó cáp và hệ neo có cấu tạo như hệ cáp văng.
5
2
4
3
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Bài đăng mới nhất