Vị trí dự án: TP Phan Rang – Tháp chàm tỉnh Ninh Thuận
Đơn vị tư vấn thiết kế:
Đơn vị thi công: Hynđai Amco
Đơn vị giám sát thi công: TECCO2 (TEDI)
MÔ TẢ DỰ ÁN
– Tiêu chuẩn đường cao tốc theo TCVN 5729-97, V = 80km/h. Công trình cấp I.
– Chiều dài cầu L=1.017,92 m. Sơ đồ nhịp cầu: 38,2+(80+3×140+80)+39,1+8×40+39,1
– Khổ cầu: rộng 20,5m với phần xe cơ giới (4×3,50)m = 14,00m; dải phân cách (1×2,00)m = 2,00m; dải an tòan (4×0,50)m = 2,00m; lề bộ hành (2×1,25)m = 2,50m.
– Kết cấu nhịp: Phần nhịp chính kết cấu nhịp Extradosed thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng.
Sơ đồ nhịp: (80+3×140+80)m; mặt cắt ngang kiểu dầm hộp thành xiên 4 sường bằng BTCT DƯL C45 MPa; chiều cao không đổi 2,5m trên đoạn 35m giữa nhịp, phần còn lại thay đổi từ 2,5m đến 4,0m trên đỉnh trụ.
Kết cấu nhịp được thi công theo phương pháp đúc hẫng đối xứng cân bằng.
Hệ cáp dây văng Cohestrand của Freyssinet
– Các nhịp dẫn: Dạng Super T, dài L = 38,2m -:-40m.
Đơn vị tư vấn thiết kế:Liên danh Nippon Koei Co.,Ltd, Japan và Louis Berger Intenational Inc, USD hợp tác với TEDI
Đơn vị thi công:Hầm phía Bắc- Liên danh nhà thầu Hazama (Nhật Bản) và Cienco 6; Hầm phía Nam – liên danh nhà thầu Dong Ah (Hàn Quốc) và Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Đơn vị giám sát thi công:Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI)
MÔ TẢ DỰ ÁN
Phạm vi dự án: Chiều dài hầm chính: 6280m, cầu và đường dẫn dài 1653m.
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
Quy mô công trình: hầm và các công trình trên tuyến được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTDƯL
Hầm chính dài 6.280m, mặt cắt ngang hình vòm diện tích 89m2, đáy vòm là mặt đường ô tô 2 làn xe (mỗi làn rộng 3,75m và 1,25m lề tránh xe).
Chạy song song cách hầm chính 30m là hầm lánh nạn (còn gọi là hầm thoát hiểm) dài 6.286m, mặt cắt ngang diện tích 15,5m2. Nối giữa hầm chính và hầm thoát hiểm là 10 hầm ngang đều có mặt cắt ngang diện tích 15,5m2.
Hệ thống thông gió gồm hệ thống quạt phản lực với một hầm thông gió trực tiếp từ đỉnh đèo xuống quãng giữa hầm chính với chiều dài 1.887m và 3 hầm lọc bụi tĩnh điện, mỗi hầm dài 153m, mặt cắt ngang diện tích 57,5m2.
Dự án này còn bao gồm hệ thống đường và cầu dẫn: 8 cầu dài tổng cộng 1653m theo dạng dầm bê tông đúc sẵn, ứng suất trước. Riêng cầu dẫn Lăng Cô sử dụng móng cột đổ bê tông. Bảy cầu còn lại sử dụng móng chân đế.
Tên dự án: Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và tuyến nam vành đai 3 TP Hà Nội
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải
Ngân sách dự án: 5.700 tỷ đồng vốn ODA
Thời gian thực hiện : Hợp long tháng 8/2006
Vị trí dự án: Cầu Thanh Trì nằm cách cảng Hà Nội 3.5km về phía hạ lưu sông Hồng
Đơn vị tư vấn thiết kế: PCI (nay là OCG) Nhật Bản liên kết với TEDI, APECO và ITST
Đơn vị thi công:
Đơn vị giám sát thi công: PCI (nay là OCG) Nhật Bản liên kết với TEDI, APECO và ITST
MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật: A. Quy mô:
Chiều dài tuyến: L= 12.831,94m trong đó:
– Đoạn Thanh Trì: 6.218,5m (Km0+000 – Km6+218.5)
– Chiều dài cầu: 3.084,0m (Km6+218,5 – Km 9+302,5)
– Đoạn Gia Lâm: 3.529,44m (Km9+302,5 – Km12+831,94)
Mặt cắt ngang cầu: 33,1m với 4 làn xe cơ giới (4×3,75); 2 dải an toàn hai bên 1 làn đường cơ giới (2x(3m+1m)); 2 làn xe thô sơ (2×3,5m); 1 dải phân cách giữa 2,0m; 2 lan can cầu (2×0,55m).
Mặt cắt ngang đường: phía Thanh Trì rộng 71m (đường cao tốc 26,5m và đường gom hai bên, mỗi bên 11,0m; hè đường 3,0m). Phía Gia Lâm chỉ có đường gom một bên từ đê Gia Lâm tới cầu Gia Lâm (Km10+920) với bề rộng mặt đường 8,0m; vỉa hè rộng 3,0m. B. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
– Cầu xây dựng vĩnh cửu.
– Tải trọng thiết kế H30-XB80, người đi bộ 300kg/m2 có tham chiếu với tải trọng 125% HS20-44 (AASHTO).
– Tĩnh không thông thuyền: H=10,0m; B=80,0m.
– Tĩnh không các cầu vượt qua đường (theo chiều đứng):
+ Đường cao tốc: 4,75m.
+ Đường trục chính đô thị: 4,5m.
+ Đường sắt: 6,0m.
– Tần suất thủy văn thiết kế: cầu và đường cao tốc P=1%; đường gom P=4%.
– Động đất tính toán: hệ số gia tốc địa chấn = 0,17 tương đương động đất cấp 8.
– Tốc độ thiết kế: 100km/h với đường cao tốc; 60km/h với đường gom và 40km/h với nhánh nối rẽ. 2. Các giải pháp thiết kế: A. Phần cầu chính: có sơ đồ nhịp như sau: (6x33m) + 28m + 80m + 130m + 80m + (5x50m) + (6x50m) + 80m + (4x130m) + 80m + (6x50m) + (6x50m) + (5x50m) + 80m + 130m + 80m + (6x33m). Cấu tạo tách thành hai cầu đặt song song gần sát nhau. Móng cọc khoan nhồi đường kính D1000, D1500, D2000 với chiều dài từ 30-47m. B. Phần đường: Hướng tuyến phù hợp quy hoạch tổng thể tuyến VDD3 thành phố Hà Nội; Bán kính cong nằm từ 900m – 5000m. Nền đường xử lý đất yếu bằng bấc thấm và cọc cát. C. Công trình trên tuyến: trên tuyến có 14 cống chui dân sinh, 4 cống hộp thủy lợi, 29 cống tròn thủy lợi và các công trình an toàn giao thông, chiếu sáng. D. Nút giao thông khác mức: Dự án bao gồm xây dựng 5 nút giao thông khác mức:
+ Nút Pháp Vân – Cầu Giẽ: tại lý trình Km0+550 có dạng trumpet kép.
+ Nút Tam Trinh: tại Km2+800 có dạng bán hình thoi.
+ Nút Lĩnh Nam: tại Km5+630 có dạng bán hình thoi.
+ Nút đê Gia Lâm: tại Km8+958 có dạng bán hình thoi.
+ Nút giao QL5: giai đoạn 1 được xây dựng với dạng bán hoa thị, tới nay đã xây dựng hoàn chỉnh thành nút giao hoa thị kết hợp với cải dịch 2km đường sắt Hà Nội – Hải Phòng về phía sông Hồng 40m. E. Các gói thầu bổ sung: sử dụng vốn dư của dự án, bổ sung thêm 02 gói thầu:
+ Gói thầu số 3A: xây dựng cầu cạn Pháp Vân từ nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ tới Bắc hồ Linh Đàm. Gói thầu 3A có tổng chiều dài xây lắp 2.484m bao gồm: 1 cầu cạn dài 2091m, dầm hộp và dầm chữ I bê tông dự ứng lực; một đường dẫn dài 393m, tường chắn có cốt. Ngoài ra, còn có nhánh rẽ C tại nút Pháp Vân – Cầu Giẽ, chiều dài 221m, đường gom dài 947m và 963m hai bên đường song song với cầu dẫn.
+ Gói thầu số 6: xây dựng cầu Phù Đổng 2 dài 946.35m, gồm 11 trụ, 2 mố, 9 nhịp được thi công bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng dài 100m; mặt cầu rộng 15m, chia thành 4 làn đường, có thể chịu động đất cấp 8.
Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI) và TRICC
Đơn vị thi công: Cienco 1
Đơn vị giám sát thi công: Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC
MÔ TẢ DỰ ÁN
Nút giao thông ngã ba Huế là nút giao lập thể gồm 3 tầng: Tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; tầng 2 là cầu vượt vòng xuyến tròn trên cao với 4 nhánh rẽ; tầng 3 là cầu vượt nhịp dây văng cùng với các nhịp cầu dẫn cho hướng ưu tiên từ Huế vào Trung tâm thành phố và ngược lại.
Tầng 1 mặt đất được bố trí đường ô tô rộng 7,0m với 2 làn xe chạy và đường gom rộng 5,5m ở các nhánh không giao cắt với đường sắt để phục vụ giao thông đi lại theo hướng từ đường Tôn Đức Thắng về hướng Tây Bắc và ngược lại; hướng từ đường Điện Biên Phủ về đường Trường Chinh và ngược lại; tầng mặt đất còn có cầu đi bộ vượt qua đường sắt (dành cho người đi bộ và xe đạp). Ngoài ra tầng mặt đất được thiết kế cảnh quan cây xanh để tô điểm cho vẻ đẹp của nút.
Tầng 2 là cầu vòng xuyến gồm: vòng xuyến và 4 nhánh cầu dẫn nối tầng mặt đất với vòng xuyến tầng 2. Cầu vòng xuyến có bề rộng cầu là 15m; đường kính ngoài 150m; gồm 3 làn xe chạy (xe cơ giới lưu thông 2 làn trong, xe thô sơ lưu thông lưu thông làn ngoài cùng) với tốc độ thiết kế 40 Km/h; các cầu nhánh dẫn có bề rộng B=8,0m.
Sơ đồ cầu vòng xuyến: Vòng xuyến được chia thành 4 liên với các sơ đồ dầm cong liên tục: Liên 1 (30m+32,7m+2x30m) + Liên 2 (3x30m) + Liên 3 (3x30m) + Liên 4 (4x30m).
Các cầu dẫn từ mặt đất nối vào vòng xuyến tầng 2 là các dầm cong liên tục. Sơ đồ nhịp như sau:
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Tôn Đức Thắng: (3x35m) x 2 bên;
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Điện Biên Phủ: (2x35m+30m) x 2 bên;
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Trường Chinh: (30m+30m) x 2 bên;
+ Cầu dẫn nhánh phía đường trục I Tây Bắc: nhánh N2-2: (30m+2×35)m; Nhánh N2-1: (30,56m+2x35m).
Kết cấu các nhịp cầu tầng 2 là dầm bản rỗng BTCT DƯL 45MPa liên tục có chiều cao dầm 1,45m, mố, trụ BTCT trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m.
Độ dốc dọc tối đa: i=5%.
Tầng 3 là cầu dây văng cùng với hệ thống cầu dẫn có bề rộng cầu 19,8m (phần nhịp dây văng) và 17m (phần cầu dẫn), tốc độ thiết kế 60Km/h gồm 4 làn xe chạy. Mỗi hướng xe chạy gồm 2 làn xe cho phép tất cả các loại phương tiện xe cơ giới lưu thông qua cầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Điện Biên Phủ và ngược lại. Độ dốc dọc tối đa i=5%.
Sơ đồ nhịp cầu gồm liên cầu dẫn 1 (2×30+2×35+30)m+ nhịp dây văng một tháp (2×90)m+ liên cầu dẫn 2 (30+35+5×30)m. Liên cầu dẫn 1 và 2 là các dầm bản rỗng BTCT DƯL 45MPa liên tục có chiều cao dầm 1,45m. Mố, trụ cầu dẫn bằng BTCT trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m.
Nhịp chính là cầu dây văng, kết cấu BTCT dự ứng lực 50MPa với tổng chiều dài 180m.
Dầm chủ bằng BTCT ứng suất trước 50MPa kiểu chữ P. Chiều cao dầm 1.80m (tại tim), 1.60m (tại mép), bản mặt cầu dày 0.25m, khoảng cách điển hình giữa các dầm ngang là 3.6m. Hệ cáp văng dùng bó các tao song song mỗi bó gồm nhiều tao, đường kính một tao 15.2mm. Cáp văng mạ kẽm và bọc nhựa để chống rỉ. Các tao cáp được đặt trong ống HDPE bảo vệ. Khoảng cách điển hình giữa các cáp văng là 7.2m.
Dầm chủ được thi công đúc tại chỗ trên đà giáo từ tháp ra 2 phía.
Trụ tháp có hình dạng Parabol bằng BTCT, chiều cao tháp tính từ đỉnh bệ 61,255m.
Phần thân tháp từ cao độ mặt cầu lên trên mặt cắt hộp rỗng kích thước 2.5×3.8m có thang kiểm tra trong lòng hộp. Phần thân tháp phía dưới còn lại cấu tạo mặt cắt đặc, bề rộng mặt cắt không đổi dày 2.5m, chiều cao mặt cắt thay đổi từ 3.8 đến 4.4m. Thân tháp được thi công bằng ván khuôn trượt, chiều cao điển hình mỗi đốt đúc là 4m.
Bệ móng tháp bằng BTCT trên nền cọc khoan nhồi D2m.
Trụ neo bằng BTCT dạng trụ 2 cột, móng trên nền cọc D1.2m. Thân cột kích thước 2.6×2.6m. Để chịu lực nhổ tại mỗi trụ neo có bố trí 2 bó cáp chịu nhổ. Bó cáp và hệ neo có cấu tạo như hệ cáp văng.
Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Giao thông 9 (PMU 9)
Ngân sách dự án:Phương thức BOT, một phần đầu tư trực tiếp từ NSNN
Thời gian thực hiện:Khánh thành 19/1/2009
Vị trí dự án:Kết nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang
Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI)
Đơn vị thi công:Cienco 1, Cienco 5, Cienco 6
Đơn vị giám sát thi công:Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI)
MÔ TẢ DỰ ÁN
– Loại cầu: cầy dây văng BTCT DƯL 2 mặt phẳng dây
– Chiều dài tuyến: 8.331 m
– Chiều dài cầu: 2.878 m
– Tần suất thiết kế: P=1%
– Tải trọng thiết kế: H30, XB80 có tham khảo hoạt tải HL93
– Lực gió và động đất: áp dụng tiêu chuẩn 22 TCN 272-01
– Lực va xô tàu: thiết kế với tàu có tải trọng 3.610 DWT
– Cấp động đất: cấp 6 theo thang MSK-64
– Tĩnh không thông thuyền: 37,5 m
– Phần cầu bao gồm cầu chính số 1 và cầu chính số 2
a) Cầu chính số 1:
– Sơ đồ nhịp: 16×40 +43+ 117 + 270 + 117 +43+ 16x40m
– Loại cầu: cầu dây văng
– Cầu dẫn bằng dầm Super T.
+Dầm chủ:
Nhịp dây văng 117+150+117m ( chiều dài nhịp biên 117m, phần hẫng đỡ nhịp Super-T dài 3m) có dầm chủ bằng BTCT dự ứng lực kiểu hai dầm mép vát dạng khí động. Chiều cao dầm 1.95 m tại tim, 1.80m tại mép; bản mặt cầu dày 0.28m; khoảng cách điển hình giữa các dầm ngang là 4.5m. Dầm chủ được thi công đúc hẫng từ tháp ra và hợp long tại giữa nhịp giữa.
+Cáp văng:
Hệ cáp văng dùng bó các tao song song mỗi bó gồm nhiều tao (từ 19 đến 48 tao), đường kính một tao 15.2 mm. Cáp văng được mạ kẽm và bọc nhựa để chống rỉ. Các tao cáp được đặt trong ống HDPE bảo vệ. Khoảng cách điển hình giữa các cáp văng là 9m.
+ Trụ tháp:
– Hình dạng tháp: tháp BTCT dạng chữ A
– Chiều cao: 106,514m (tính từ cao độ đáy bệ đến đỉnh tháp)
65,914m (tính từ cao độ xe chạy đến đỉnh tháp)
– Nền móng: mỗi trụ T18 và T19 đặt trên 20 cọc khoan nhồi có đường kính 2m, chiều dài cọc 88m.
+ Phần mềm tính toán:
– RM2000 và RM7
b) Cầu chính số 2:
– Sơ đồ nhịp: 40 + 55,9 + 3×90 + 55,9 + 14x40m
– Loại cầu: cầu nhịp liên tục, thi công đúc hẫng cân bằng
– Cầu dẫn bằng dầm Super T.
Ngân sách dự án:Dự án được đầu tư theo hình thức BOT
Thời gian thực hiện:Khởi công ngày 10/9/2006 – Khánh thành ngày 9/10/2014
Vị trí dự án: bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên
Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng Công ty TVTK GTVT – CTCP (TEDI).
Đơn vị thi công: Cienco 4; Tổng công ty Xây dựng Thăng Long
Đơn vị giám sát thi công:
MÔ TẢ DỰ ÁN
Cầu Đông Trù gồm 3 nhịp cầu đôi, bề rộng mặt cầu 54,5 m, có kết cấu nhịp liên tục, ứng dụng công nghệ vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam (80+120+80)m, rộng B=54.5m. Móng CKN đường kính D=2.0m, dài 40m. Công trình có khả năng chịu được động đất cấp 8.
Cầu dài 1.140 m, thiết kế 8 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu 54,5 m (rộng nhất Việt Nam hiện nay) và 2 làn đường sắt đô thị. Ngoài hệ thống đường dẫn 2 đầu, cầu gồm 3 nhịp chính; trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m.
Phần trên của cầu gồm 3.000 tấn vòm thép, 94 dầm ngang, 176 dầm dọc, 2.324 phiến dầm bản và 2.400 khối bêtông nhồi trong vòm thép.
Kết cấu phần dưới cầu là một trong những dấu ấn về công nghệ của dự án này, gồm 4 trụ, với 216 cọc khoan nhồi đường kính 2m, độ sâu 40 – 60m, thân trụ đặc.
Cầu Đông Trù đi vào hoạt động giúp việc di chuyển giữa hai bờ sông Hồng, sông Đuống trở nên thuận tiện, góp phần giải tỏa lượng giao thông liên tỉnh từ hướng Hải Phòng, Quảng Ninh đi các tỉnh tây và tây bắc Hà Nội.
Thời gian thực hiện:Khởi công ngày 2/3/2005 – Khánh thành ngày 25/9/2009
Vị trí dự án: Bắc qua sông Hồng nối quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên
Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng Công ty TVTK GTVT – CTCP (TEDI).
Đơn vị thi công: Tổng công ty xây dựng CTGT 1, Tổng công ty xây dựng CTGT 4, Tổng công ty xây dựng CTGT 8, Tổng công ty xây dựng Thăng Long
Đơn vị giám sát thi công:Viện khoa học và công nghệ GTVT
MÔ TẢ DỰ ÁN
Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTDƯL.
Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m)
Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I)
Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010.
Sơ đồ nhịp:
+ Phía thượng lưu : 2x(6x35m) + 4x50m + (90m+6x135m+90m) + (39m + 3 x 40m) + 7x(5x40m) + (4 x 40m + 39m) + 55m+90m+55m + 6x35m. Tổng chiều dài cầu tại mặt cắt tim cầu tính đến đuôi 2 mố SL=3777.938m. Nhịp dẫn là dầm Super “T”, nhịp chính với sơ đồ (90+6×135+90)m là dầm hộp liên tục đúc hẫng cân bằng;Nhịp dầm BTCT DƯL liên tục 3 nhịp 55m+90m+55m bố trí vượt đê tả Hồng; Nhịp dầm bản BTCT DƯL 6x35m.
+ Phía hạ lưu : 2x(6x35m)+ (50m+55m+2x50m)+3x30m. Nhịp dầm bản BTCT DƯL 2x(6x35m). Nhịp dầm hộp BTCT DƯL (50m+55m+2x50m) phía hạ lưu và 4x50m phía thượng lưu. Nhịp dầm I BTCT DƯL 3 x 30m
Bề rộng cầu:
+ Mặt cắt ngang đoạn từ đầu cầu đến đê hữu Hồng B=12,5m
+ Mặt cắt ngang đoạn từ đê hữu Hồng đến hết phần còn lại B=19,25m
Tốc độ thiết kế: 60Km/h
Tải trọng thiết kế: Hoạt tải: HL93, người 0,3T/m2
Tĩnh không thông thuyền: BxH= 80x10m
Tổng mức đầu tư, nguồn vốn: Tổng mức đầu tư: 3557,9 tỷ VNĐ, vốn NSNN
Tổng chiều dài gần 5 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam tại thời điểm cầu được khánh thành, được gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tên dự án: Dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương
Chủ đầu tư: Bộ GTVT
Ngân sách dự án: Vốn vay ODA
Thời gian thực hiện: Hoàn thành tháng 6/2012
Vị trí dự án: Qua địa phận TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang
Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng Công ty TVTK GTVT tham gia thẩm tra dự án đầu tư dự án và thiết kế kỹ thuật một phần của dự án
Đơn vị thi công: Cienco 4, Tổng công ty XD Trường Sơn
Đơn vị giám sát thi công: Công ty QCI (Cuba) làm tư vấn giám sát.
 
MÔ TẢ DỰ ÁN
Phần đường cao tốc bắt đầu từ khu vực nút giao Chợ Đệm – huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh và kết thúc tại khu vực nút giao Thân Cửu Nghĩa – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang với chiều dài 39,8Km. Tuyến được đầu tư xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, cấp 120 ứng với Vtk=120Km/h; mặt cắt ngang quy hoạch 8 làn xe cao tốc và 2 làn dừng xe khẩn cấp (8 x 3,75m + 2 x 3,0m), Bnền = 41m; giai đoạn 1 xây dựng ở giữa 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp (4 x 3,75m + 2 x 3,0m), Bnền= 25 ÷ 26,0m; phần mặt cắt ngang còn lại trồng cây xanh giữ đất
Để kết nối vào QL.1 hiện hữu, bố trí các tuyến đường nối vào đầu và cuối tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 22,1Km. Cụ thể gồm các tuyến sau:
– Nút giao Tân Tạo đi Chợ Đệm (Tp. Hồ Chí Minh) dài: 9,6 Km.
– Nút giao Bình Thuận đi Chợ Đệm (Tp. Hồ Chí Minh) dài: 3,7 Km.
– Nút giao Thân Cửu Nghĩa với Trung Lương (Tiền Giang) dài: 8,8 Km.
– Tổng chiều dài các tuyến đường nối: 22,1 Km.
Các tuyến nối được xây dựng với 4 làn xe cơ giới (4×3,5m) và 2 làn xe hỗn hợp. Đường gom được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, mặt cắt ngang 2 làn x 3,0m, Bnền= 7,0m, mặt đường láng nhựa. Công trình cầu được đầu tư xây dựng với quy mô tương ứng với quy mô mặt cắt ngang của tuyến (B=24,5m). Do đặc điểm tuyến đi qua vùng có điều kiện địa chất phức tạp nên xây dựng 03 đoạn cầu cạn với chiều dài 13,2Km. Trên toàn đoạn đầu tư xây dựng các nút giao: nút Tân Tạo, nút Bình Thuận, nút Chợ Đệm, nút Bến Lức, nút Tân An và nút Thân Cửu Nghĩa.Tổng mức đầu tư theo mặt bằng giá quý I/2008 là 9.884,517 tỷ đồng.
Dự án khởi công tháng 12/2004 và đưa vào khai thác tạm thời ngày 03/02/2010 tuyến nối Tân Tạo – Chợ Đệm và cao tốc đoạn Chợ Đệm – Trung Lương. Đoạn tuyến nối Bình Thuận – Chợ Đệm đưa vào khai thác ngày 30/3/2011. Khi dự án hoàn thành đã rút ngắn thời gian đi lại trên tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, giảm ách tách giao thông trên tuyến QL.1. Tại thời điểm khánh thành năm 2010, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương là tuyến cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam.
Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 61,9 km, bao gồm hai hệ thống đường: Tuyến cao tốc (dài 39,8 km) và các tuyến đường nối (22,1 km). Điểm đầu là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, H.Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.